Cấu tạo của CPU và các lỗi thường gặp
Chúng ta đều biết bộ phận quan trọng nhất trong một máy tính là CPU, nó được coi như bộ não điều khiển toàn bộ hệ thống máy tính người dùng. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương trình và dữ kiện và bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin về cấu tạo cũng như các lỗi thường gặp của CPU giúp bạn đọc hiểu hơn về thành phần quan trọng này.
Bộ vi xử lý hay CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau. Nhìn sơ qua theo hình thức đơn giản thì chúng ta có thể thấy nó là một con chip có nhiều chân. Nhưng nếu nói phức tạp hơn thì CPU được lắp sẵn trên một bộ mạch với hàng trăm con chip khác nhau. Có thể nói CPU là một mạch có tác dụng xử lý dữ liệu với chương trình được thiết lập trước đó và là một mạch tích hợp bao gồm hàng triệu Transistor.
1. Cấu tạo CPU:

Cpu có cấu tạo theo 3 khối chính như sau:
+ Bộ điều khiển (Control Unit): Đây là các loại vi xử lý với nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình cùng với việc điều khiển hoạt động xử lý. Nó được điều tiết rất chính xác bằng xung nhịp đồng hồ của hệ thống.
+ Thanh ghi (Register): Nhiệm vụ của khối này là ghi mã lệnh trước khi bắt đầu xử lý và ghi lại kết quả sau khi đã xử lý thành công.
+ Bộ số học logic (ALU-Arithmetic Logic Unit): Bộ này có chức năng thực hiện lệnh của đơn vị điêu khiern và xử lý các tín hiệu. Chúng ta có thể thấy ngay từ tên gọi, bộ này được dùng để thực hiện các phép tính số học và các phép tính logic.
2. Các thông số kỹ thuật của CPU
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các thông số cơ bản của một CPU:
+ Tốc độ của CPU: Tốc độ và hiệu năng của máy tính phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ xử lý của CPU, tuy nhiên nó vẫn phụ thuộc vào các thành phần khác gắn trên bo mạch chủ bao gồm Ram, VGA, HDD…và tốc độ của CPU lại phụ thuộc vào bộ nhớ đệm của nó nữa.
+ Bus của CPU (FSB – Front Side Bus): Đây là thông số thể hiện tốc độ truyền tải dữ liệu vào ra của của bộ vi xử lý hay bạn có thể hiểu đơn giản là tốc độ chạy qua các chân của CPU.
+ Bộ nhớ đệm (Caches): Đây là vùng nhớ mà bộ vi xử lý sử dụng để lưu lại các phần của chương trình và các dữ liệu sắp được sử dụng. Khi cần thiết, CPU sẽ tìm thông tin dữ liệu tron caches trước khi tìm tới bộ nhớ chính.
Bộ quạt tản nhiệt cho CPU
Phần này chắc ai cũng biết, nhiệm vụ chính của nó là làm mát cho CPU khi hoạt động, sử dụng điện năng 12v. Thiết bị này thường có dạng tròn hoặc vuông tùy thuộc vào loại CPU. Phần tiếp xúc với bề mặt CPU được làm bằng nhôm hoặc đồng, bề mặt này được bôi một lớp keo tản nhiệt để truyền nhiệt làm mát tốt hơn.
3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp với bộ vi xử lý CPU
Các sự cố thường gặp đối với bộ vi xử lý máy tính có vấn đề :
+ Bộ vi xử lý bị gãy chân tiếp xúc hoặc bị trày bề mặt tiếp xúc khiến cho máy tính của bạn không thể khởi động được.
+ Bộ vi xử lý thiếu điện, thường xảy ra do các tụ xung quanh bị phù cũng khiến máy tính không thể khởi động được.
+ Bộ vi xử lý quá nóng do hết keo tản nhiệt hoặc không được làm mát, điều này khiến máy tính hay bị tắt đột ngột sau một thời gian hoạt động hay khi vừa mới khởi động.
Tiếp theo là các sự cố do quạt của CPU:
+ Quạt không quay hoặc quay quá yếu dẫn tới bộ vi xử lý tăng nhiệt lượng khiến máy tính khởi động lên rồi tự tắt.
+ Lớp keo tản trên bề mặt tản nhiệt bị khô, bong ra hoặc chân cắm quạt với bo mạch chủ không khít, bị gãy cũng khiến CPU bị nóng và gặp lỗi tương tự.
Chúng ta vừa cùng Hiếu Computer tìm hiểu về cấu tạo cũng như những lỗi thường gặp của CPU. Hi vọng bài viết có thể giúp các bạn nhận biết các lỗi và nếu có bất kì thắc mắc nào hãy gọi cho Hiếu Computer để được tư vấn bạn nhé.
Hiếu Computer
ĐT: 0987799189
Địa chỉ: Số 22, ngách 43, ngõ 108 Đường Trần Phú, Q.Hà Đông, TP. Hà Nội
Bài Viết Liên Quan
- Laptop doanh nhân cao cấp Dell XPS 9305
- Hướng dẫn xử lý nhanh khi laptop bị nước vào
- Top 5 laptop sinh viên thiết kế đồ họa nên chọn 2023
- Tiêu chí chọn laptop cho sinh viên ngành Kiến trúc
- Được học 16: Hơn 100 chiếc laptop miễn phí được trao tặng
- Máy trạm chuyên đồ hoạ Dell Precision 7520
- Macbook Air M1 và những tính năng vượt trội
- Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết IC nguồn laptop bị hỏng
- Sinh viên công nghệ thông tin nên mua laptop gì?
- Thông báo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9