Tại sao máy tính tự nhiên tắt?
Bài viết này dành cho các máy tính bị tắt sau một thời gian dài sử dụng. Các cách khắc phục được nêu trong bài viết không dành cho các máy tính được bật lại (khởi động lại), các máy tính tắt ngay sau khi bật nguồn, hoặc các máy tính không thể bật lên được.
Thận trọng: Một số bước dưới đây yêu cầu bạn làm việc với các chi tiết bên trong máy tính của mình. Trước khi mở case máy tính, hãy chú ý đến sự nguy hiểm của ElectroStatic Discharge (ESD) – Xả tĩnh điện.
1. Vấn đề liên quan đến nhiệt
Hầu hết các máy tính ngày nay được thiết kế để tự động tắt nếu bất kỳ thành phần bên trong nào của nó quá nóng. Thông thường, các vấn đề liên quan đến nhiệt xảy ra khi máy tính hoạt động với tần suất lớn, ví dụ, khi chơi các game đồ họa cường độ cao.
Bắt đầu bằng thao tác xem xét bộ phận quạt tản nhiệt trên nguồn điện đang hoạt động bằng cách kiểm tra mặt sau của máy tính. Quạt này cần di chuyển nhanh và mượt mà. Tất cả các quạt khác đều yêu cầu bạn phải mở case máy tính để kiểm tra. Một khi bạn có thể tiếp cận các chi tiết bên trong máy tính của mình, hãy kiểm tra bộ xử lý (tản nhiệt), card màn hình và quạt case. Nếu bạn đã nghe thấy bất kỳ tiếng động bất thường nào từ máy tính, chẳng hạn như âm thanh kêu rít mạnh, nó có thể là dấu hiệu của sự cố liên quan đến quạt.
Nếu bạn thấy rằng quạt tản nhiệt trong bộ cấp nguồn không hoạt động trơn chu hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn, và nguồn điện rất nóng khi chạm vào, bạn có thể cần phải thay thế nguồn điện. Nguồn cấp điện quá nóng, do quạt bị hỏng, có thể khiến máy tính bị tắt đột ngột. Việc tiếp tục sử dụng nguồn điện bị lỗi có thể dẫn đến hỏng máy tính và do đó, nó cần phải được thay ngay lập tức.
Lưu ý: Nếu sự cố xảy ra trên máy tính xách tay thì bạn không nên mở máy tính. Thay vào đó, hãy kiểm tra quạt tản nhiệt ở bên cạnh máy tính, thứ đang hoạt động để thổi ra không khí nóng. Ngoài ra, với một máy tính xách tay, bạn nên trang bị một đế tản nhiệt để giúp giảm nhiệt độ khi hoạt động cho nó.
Mẹo: Nếu đã mở case máy tính thì bạn cũng nên tranh thủ vệ sinh bên trong. Bụi bẩn, tóc và các mảnh vụn bị mắc kẹt khác có thể ngăn chặn luồng không khí lưu thông và dẫn đến việc máy tính quá nóng.
Nếu BIOS của bạn theo dõi RPM của các quạt tản nhiệt, hãy vào BIOS và đảm bảo nó không báo cáo bất kỳ lỗi nào. Các tiện ích phần mềm như SpeedFan cũng có thể được sử dụng để giúp giám sát các quạt tản nhiệt trong máy tính của bạn.
Kiểm tra keo tản nhiệt cho bộ vi xử lý để đảm bảo nó được đặt đúng chỗ và có đúng lượng keo tản nhiệt.
Thận trọng: Nếu bạn tháo phần tản nhiệt cho bộ xử lý, hãy loại bỏ sạch hoàn toàn lớp keo cũ và sử dụng lớp keo tản nhiệt mới.
2. Các vấn đề liên quan đến phần cứng
Mẹo: Trước khi tìm cách loại bỏ bất kỳ phần cứng nào, hãy loại trừ xung đột phần cứng bằng cách kiểm tra Device Manager xem có lỗi nào không.
Bất kỳ phần cứng nào không hoạt động trong máy tính có thể khiến máy tính của bạn tắt đột ngột mà không có cảnh báo. Nếu gần đây bạn đã thêm bất kỳ phần cứng mới nào, hãy loại bỏ phần cứng đó khỏi máy tính để đảm bảo nó không phải là nguyên nhân gây ra sự cố.
Nếu gần đây bạn chưa cài đặt bất kỳ phần cứng mới nào vào máy tính, giải pháp tốt nhất tiếp theo là loại bỏ các phần cứng không cần thiết một cách có hệ thống. Ví dụ, loại bỏ modem, card mạng, card âm thanh và bất kỳ card mở rộng nào khác không cần thiết để máy tính của bạn hoạt động. Chạy máy tính không có các card này có thể giúp chẩn đoán sự cố của bạn.
3. Vấn đề với UPS hoặc thiết bị chống sốc điện
Hãy đảm bảo mọi thiết bị chống sốc điện hoặc Uninterruptible Power Supply (UPS) – Bộ cấp nguồn không liên tục không phải là nguyên nhân gây ra sự cố, bằng cách kết nối máy tính trực tiếp với ổ cắm điện trên tường. Ngoài ra, nếu bạn có UPS kết nối cáp USB với máy tính để quản lý các tính năng tiết kiệm điện, hãy đảm bảo nó cũng bị ngắt kết nối.
Nếu điều này giải quyết được vấn đề của bạn, bạn vẫn có thể sử dụng thiết bị chống sốc điện hoặc UPS. Trong case UPS, có thể có các vấn đề khác, chẳng hạn như UPS quá tải hoặc các driver UPS, khiến máy tính của bạn đột ngột tắt. Đảm bảo không có quá nhiều thiết bị được kết nối với UPS của bạn và nó có các bản cập nhật phần mềm mới nhất.
4. Virus máy tính
Máy tính của bạn có thể bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại khác được thiết kế để tắt máy tính của bạn khi có một số điều kiện nhất định. Nếu máy tính của bạn có vẻ bị tắt khi mở một chương trình nhất định vào những thời điểm cụ thể trong ngày, rất có thể máy tính của bạn đã bị nhiễm virus.
Nếu bạn tin rằng máy tính của mình có thể bị nhiễm virus, hãy lựa chọn một phần mềm diệt virus tốt nhất cho máy tính. Nếu bạn đã cài đặt một phần mềm như vậy rồi, hãy đảm bảo nó được cập nhật thường xuyên, sau đó thực hiện quét toàn bộ hệ thống.
5. Vấn đề với hệ điều hành
Nếu sau khi làm theo từng đề xuất trên, máy tính của bạn vẫn tiếp tục bị tắt, có thể bạn đang gặp sự cố với hệ điều hành. Để xem liệu đây có phải là nguyên nhân gây ra vấn đề của bạn không, hãy thử các bước dưới đây.
1. Khởi động lại máy tính và nhập thiết lập CMOS khi máy tính khởi động.
2. Sau khi bạn đã load máy tính trong thiết lập CMOS, hãy để máy tính nghỉ ngơi.
Nếu máy tính không tắt sau khi không hoạt động trong CMOS, cài đặt hệ điều hành của bạn có thể đã gặp sự cố. Trong trường hợp này, bạn nên xóa mọi thứ và cài đặt lại Microsoft Windows.
6. Phần cứng khác bị hỏng
Nếu máy tính của bạn tắt bất thường trong (hoặc ngay sau) khi cài đặt hệ điều hành, có khả năng phần cứng khác trong máy tính không hoạt động. Thông thường, phần cứng gây ra sự cố sẽ là RAM, CPU, bo mạch chủ, nguồn điện hoặc card video.
Nếu bạn có các thiết bị dự phòng hoặc biết ai đó có máy tính với cấu hình tương tự và cho phép bạn thử phần cứng của họ trên máy tính của bạn, bạn có thể thử hoán đổi từng bộ phận để xác định xem chúng có phải là nguyên nhân gây lỗi không.
Một số lưu ý khác
Nếu bạn có một máy tính desktop:
– Không được chặn các lỗ thông khí của máy tính
– Rút điện máy tính và mở case của máy. Sử dụng một bình khí nén để thổi sạch bụi, đặc biệt xung quang các quạt và các lỗ thông khí.
– Khi máy tính đang mở, bạn cần lưu ý đến vị trí của các cáp bên trong xem liệu có cáp nào ngăn cản các lỗ thông khí hoặc luồng không khí hay không.
– Cắm điện cho máy tính trong khi vẫn mở case và khởi động nó để bảo đảm rằng tất cả các quạt đều chạy tốt. Nếu một quạt nào đó không quay thì bạn cần tìm ra và sửa chữa ngay tức khắc.
Nếu bạn sử dụng một laptop:
– Hãy đảm bảo rằng không có một thành phần nào cản trở các lỗ thông khí ở bất cứ nơi nào bạn sử dụng máy tính. Đặc biệt cẩn thận về việc chạy laptop trên đùi hoặc trên chăn, điều này có thể dễ làm mất tác dụng của các lỗ thông khí.
– Khi máy tính tắt, sử dụng vòi nhỏ của bình nén để thổi sạch các bụi bẩn nằm trong các lỗ thông khí. Chỉ sử dụng các bình nén khí không có hơi ẩm để lại.
– Nếu các bước này không giúp gì được bạn, hãy cần đến những người có tay nghề trong lĩnh vực này. Trừ khi bạn biết rõ về những gì đang thực hiện, bằng không, không nên can thiệp sâu vào bên trong laptop. Vì điều này rất rể gây ra những sự cố hỏng hóc đáng tiếc.
Chúc bạn nhanh chóng khắc phục được sự cố trên máy tính của mình. Hãy gọi hotline 0987799189 để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến máy tính.
Bài Viết Liên Quan
- Chu Khừ Pư: Đi học là một quyết định đúng đắn
- Laptop cũ – giúp sinh viên thoát khỏi vòng lặp nghèo đói
- Quạt điều hòa mini có an toàn với laptop?
- Được học đợt 42: 7 laptop cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc
- Sử dụng laptop đúng cách trong mùa nắng nóng
- Hiếu Computer: Giải pháp công nghệ toàn diện cho doanh nghiệp
- Nữ sinh Khơ Mú khó khăn giành học bổng 1 tỷ đồng
- Tại sao phải vệ sinh Macbook thường xuyên?
- Thay mainboard Macbook chính hãng Hà Đông
- Pin laptop bị phồng có nguy hiểm không?