Một số lỗi laptop đơn giản có thể tự sửa tại nhà
Tự sửa chữa các lỗi laptop đơn giản tại nhà giúp tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại.
Trong một ngày xấu trời, laptop của bạn bị hỏng một lỗi đơn giản, bạn sẽ làm gì? Mang ra cửa hàng sửa chữa, chỉ để cài lại win, hay thay bàn phím, thêm ram? Trong khi bạn có thể tự làm những việc này tại nhà một cách đơn giản. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm cách làm bạn nhé!
1. Thay hoặc thêm RAM
Việc tháo lắp RAM được xem như là một trong những kỹ năng cơ bản nhất cho người mới bắt đầu mày mò phần cứng máy tính. Hầu hết laptop hiện nay đều cho phép tiếp cận vào vùng bố trí ram một cách dễ dàng.
Người dùng laptop có thể mở nắp khoang đặt ram riêng bằng vài con ốc ở nắp mặt dưới. Sau khi đã tháo nắp, bạn chỉ cần gỡ bỏ ram cũ bằng cách mở chốt gài, trượt nhẹ ram ra, rồi sau đó gắn ram mới vào đúng chỗ là hoàn thành.
Có một số mẫu laptop ngoại lệ thường sử dụng loại ram được tích hợp vào bo mạch chủ nhưng thực sự thì các mẫu máy này nói chung thường không cần nâng cấp ram.
Thật ra, phần khó nhất của quá trình nâng cấp hay thay ram không phải là việc cài đặt vật lý mà là quá trình chọn mua. Bạn phải chắc chắn rằng mua đúng loại ram cho hệ thống bằng cách kiểm tra bo mạch chủ laptop của mình hỗ trợ ram DDR2 hay DDR3, cùng với tốc độ bus hỗ trợ thường được ký hiệu bằng thông số Megahertz (MHz). Một khi đã có hai thông tin này, bạn có thể bắt tay vào việc đi mua ram.
Thông thường thì người dùng có thể tìm các thông tin này trên trang web của nhà sản xuất laptop. Đồng thời, cũng có thể dùng các công cụ như CPU-Z và Crucial System Scanner để quét toàn bộ thông tin về hệ thống của mình.
2 Thay bàn phím laptop
Hầu hết laptop thường dễ hư bàn phím nhất, đặc biệt là laptop chơi game. Bên cạnh đó, bàn phím là thành phần thường dễ bị nước hay các loại chất lỏng vấy bẩn nhất trong quá trình sử dụng.
Việc thay thế bàn phím có thể cần đến một vài loại tua-vít phù hợp để mở ốc. Sau đó, bạn có thể nhẹ nhàng trượt phần bàn phím ra khỏi khung máy rồi tháo rời các cáp kết nối dữ liệu giữa bàn phím với bo mạch chủ. Tiếp theo, bạn chỉ cần thực hiện các bước ngược lại để lắp bàn phím mới vào.
Cũng có những loại máy, bạn chỉ cần bẩy hết các lẫy của bàn phím lên là có thể cậy bàn phím ra mà không cần mở vít hay tác động vào máy tính. Sau đó, bạn cũng phải gỡ dây cáp nối bàn phím với máy, rồi thay bàn phím mới vào, nối cáp và gắn vào máy như cũ là xong ạ
Lưu ý rằng, dù hầu hết bàn phím laptop đều có cách thay thế tương tự nhau, nhưng sẽ có trường hợp ngoại lệ. Cách tốt nhất là tìm hiểu về model laptop của bạn trên mạng trước để tìm loại bàn phím thay thế phù hợp. Trang web YouTube của Google có hàng trăm video giải thích về quá trình thay thế bàn phím. Trang iFixit.com cũng là một nguồn tốt để tham khảo về việc mổ xẻ phần cứng các loại thiết bị công nghệ. Sau khi nghiên cứu, bạn có thể quyết định bắt tay tiến hành việc thay thế bàn phím cho chiếc laptop của mình.
Lời khuyên cho bạn: Việc thay thế bàn phím laptop hiện tại cửa hàng không tính phí dịch vụ chỉ tính giá trị của bàn phím nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả cũng như chế độ bảo hành tại cửa hàng.
3. Cài lại Windows
Nếu laptop đang hoạt động bình thường thì không có lý do gì để cài đặt lại hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn bị nhiễm virus hay malware, chạy chậm hay bị một lỗi không rõ lý do nào đó thì đã đến lúc nên cài lại Windows.
Điều cơ bản bạn cần biết khi cài đặt mới Windows là trước hết cần phải sao lưu các tập tin cá nhân vào ổ cứng gắn ngoài. Sau đó sử dụng đĩa cài Windows hoặc USB đã tích hợp bộ cài và bắt đầu quá trình cài đặt mới.
Sau cùng, bạn cũng sẽ cần phải cài đặt lại những phần mềm bổ sung như Microsoft Office, các chương trình đa phương tiện cùng một số ứng dụng cần thiết khác.
Laptop chạy chậm, thường xuyên bị treo máy, đứng máy – Khi gặp trường hợp này, có nhiều nguyên nhân:
Laptop quá nhiều bụi bẩn, keo tản nhiệt mất tác dụng, quạt tản nhiệt hoạt động không bình thường: Nếu bạn có thể tháo lắp máy, bạn hãy thử vệ sinh laptop sạch sẽ, bôi lớp keo tản nhiệt mới cho laptop của mình.
Laptop bị rác dữ liệu quá nhiều, ổ cứng bị phân mảnh nặng: để khắc phục lỗi này, bạn hãy đảm bảo xóa hết thùng rác, đồng thời bạn hãy sử dụng phần mềm chống phân mảnh ổ cứng, sắp xếp lại dữ liệu trên ổ cứng.
Laptop cần thêm bộ nhớ: bạn hãy mua một cây Ram mới để nâng cấp bộ nhớ cho laptop.
Lời khuyên cho bạn: Nếu chiếc laptop của bạn cài đặt lại hệ điều hành, vệ sinh lại mà vẫn chậm thì bạn nên dùng phần mềm kiểm tra lại ổ cứng hoặc mang tới Hiếu Computer để kỹ thuật bên mình kiểm tra ổ cứng miễn phí cho bạn nhé.
4. Laptop không bắt được wifi
Đơn giản nhất, bạn hãy xem lại có phải bạn đã vô tình nhấn nút tắt wifi hoặc nhấn nhầm phím nào đó có biểu tượng tắt wifi đi không.
Có thể driver WIFI của laptop đã bị lỗi. Bạn hãy gỡ bỏ driver cũ và cài đặt lại một driver mới. Tốt nhất, bạn hãy dùng đĩa driver kèm máy để cài đặt dễ dàng, nếu bị mất đĩa thì bạn có thể lên mạng download về một driver tương thích.
Bạn hãy tắt laptop và khởi động lại vào bios, thiết lập lại mặc định ban đầu cho bios (defaut bios)
Cuối cùng, có thể bạn đã gắn card wifi không đúng, gắn không khít nên laptop không nhận thiết bị. Bạn hãy cẩn thận, tháo laptop ra và kiểm tra lại card wifi của mình đã gắn chắc chắn hay chưa.
Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn đã thử các cách ở trên chưa được thì khả năng máy của bạn bị lỗi, hỏng Card wifi. Bạn nên mang máy qua cửa hàng sửa chữa laptop nào gần đó hoặc nơi có uy tín để thay thế chiếc Card Wifi nhé.
5. Driver laptop bị lỗi
Driver là các chương trình điều khiển các tính năng của laptop. Nếu driver laptop bị lỗi hoặc không được cài đầy đủ, tùy vào từng driver, laptop sẽ không hoạt động được một số tính năng như webcam, loa, keyboard, touchpad…. Trường hợp driver không được cài, bạn sẽ không thấy biểu tượng của tính năng đó, ví dụ không có driver sound thì sẽ không có biểu tượng loa nhỏ ở góc phải màn hình. Trường hợp driver bị lỗi, khi bạn mở tính năng đó lên window sẽ thông báo lỗi.
Bạn hãy dùng đĩa driver được bán kèm máy để cài lại driver tương thích. Bạn cũng có thể tải về phần mềm Easy Driver Pack để cài đặt lại toàn bộ driver cho máy.
6. Ổ cứng bị lỗi Bad nhẹ
Lỗi Bad ổ cứng là lỗi khiến người sử dụng laptop không ghi hoặc truy xuất dữ liệu lên phân vùng ổ đĩa bị bad được. Để khắc phục lỗi bad sector ổ cứng, bạn cần dùng đĩa Hiren boot hoặc USB Boot, boot vào Dos Program, chọn Hard Disk Tools => HDD Regenerator.
Chương trình sẽ bắt đầu kiểm tra ổ đĩa, trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện phân vùng nào bị lỗi Bad thì nó sẽ hiện lên chữ B và tự động sửa lỗi, sau khi đã sửa được sẽ hiển thị chữ R, nếu không sửa được thì chương trình sẽ tự động chuyển dữ liệu ở phân vùng bị lỗi đến nơi khác và chặn không cho máy ghi dữ liệu lên chỗ bị lỗi.
Sau khi kiểm tra và sửa lỗi xong, bạn có thể nhấn phím bất kỳ để thoát khỏi chương trình.
Lời khuyên cho bạn: Với các ổ cứng bị bad nhẹ ta có thể tự khắc phục cắt bad đơn giản tại nhà và cũng nên sao lưu dữ liệu sang thiết bị di động, máy tính, laptop khác hoặc lưu trữ lên các công cụ miễn phí trực tuyến như mediafire, google drive, Dropbox… để bảo vệ những dữ liệu quan trọng vì dấu hiệu ổ cứng bị bad là những dấu hiệu của ổ cứng bị lỗi và không ai trong chúng ta có thể dám khẳng định chiếc ổ cứng của mình có thể sử dụng thêm 1 thời gian dài nữa.
7. Adapter laptop bị đứt
Lũ chuột đáng ghét hoặc đôi khi chính thú cưng của bạn đã gặm nhấm làm đứt dây adapter, hoặc bạn cuộn dây adapter lại thường xuyên khiến dây bị gãy, đứt. Nếu chỗ bị đứt nằm ở đoạn dây thì việc khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần cắt rời hẳn chỗ bị đứt, nối lại lõi dây theo đúng màu, quấn băng keo cách điện ở xung quanh.
Nếu chỗ đứt nằm sát gốc với bộ sạc thì bạn lại cần phải tháo hẳn bộ sạc ra, nung chảy đầu mối hàn của đầu dây phía trong cục sạc để lấy được sợi dây ra. Sau đó, cắt bỏ hẳn đoạn bị đứt, tách 2 phần dây ở trong lõi riêng biệt, quấn băng keo cách điện xung quanh từng sợi để 2 sợi này không chạm vào nhau, đặt 2 đầu dây vào lại chỗ cũ và hàn đầu dây vào trong cục sạc như ban đầu.
Lời khuyên cho bạn: Thật ra nếu adapter bị đứt dây chúng ta cũng không nên cố gắng sửa để sử dụng, với trường hợp cần gấp bạn hãy tự sửa để sử dụng nhưng cũng không nên lạm dụng vì chiếc adapter của chúng ta là thiết bị cung cấp nguồn điện trực tiếp tới laptop nếu chập cháy có thể sẽ gây ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong laptop.
8. Khắc phục lỗi liệt phím, kẹt phím
Bạn hãy cẩn thận nạy bàn phím và từng phím bấm ra khỏi laptop. Nhớ là phải nhẹ nhàng đừng làm đứt dây nối giữa bàn phím với mainboard laptop. Lúc này bạn có thể quét sạch lớp bụi bẩn bám dưới bàn phím và trong từng khe phím, kiểm tra lại từng phím bấm, bạn có thể dùng bút chì mềm như loại chì dùng để trang điểm để vẽ lại mạch phím bị đứt trên tấm nhựa.
Lời khuyên cho bạn: Nếu phím bị lỗi liệt hay kẹt bạn nên mang qua Hiếu Computer kiểm tra miễn phí và nếu có làm tại nhà cố gắng chú ý lẫy nhựa dưới bàn phím rất dễ bị gãy và nếu bị gãy thì chúng ta sẽ không có cách nào để khắc phục lại phím đó ngoại trừ việc thay thế bàn phím mới.
Hi vọng với bài viết này có thể cung cấp cho bạn thêm kiến thức để có thể tự mình kiểm tra máy laptop tại nhà. Chúc bạn thành công!
Liên hệ Hiếu Computer: 098 7799 189
Địa chỉ: Số 22, ngõ 108/43 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.
Bài Viết Liên Quan
- Chu Khừ Pư: Đi học là một quyết định đúng đắn
- Laptop cũ – giúp sinh viên thoát khỏi vòng lặp nghèo đói
- Quạt điều hòa mini có an toàn với laptop?
- Được học đợt 42: 7 laptop cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc
- Sử dụng laptop đúng cách trong mùa nắng nóng
- Hiếu Computer: Giải pháp công nghệ toàn diện cho doanh nghiệp
- Nữ sinh Khơ Mú khó khăn giành học bổng 1 tỷ đồng
- Tại sao phải vệ sinh Macbook thường xuyên?
- Thay mainboard Macbook chính hãng Hà Đông
- Pin laptop bị phồng có nguy hiểm không?