Laptop mùa mưa bão thường gặp những lỗi gì?
Laptop cũng như các thiết bị điện tử khác, khi bị dính ẩm thì sẽ gây ra các bệnh khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu xem mùa mưa bão cuối năm laptop thường gặp phải những lỗi gì nhé.
Vào những tháng cuối năm, các cơn bão nối đuôi nhau ập tới, gây mưa lớn kéo dài. Những chiếc máy tính, laptop gắn bó hàng ngày bỗng trở nên ẩm ương trước thời tiết ẩm ướt. Có thể bạn không biết, độ ẩm chính là kẻ thù số 1 của các thiết bị điện tử.
1. Không khí mang hơi ẩm len lỏi qua các khe tản nhiệt
Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của các cơn bão, thời tiết có mưa lớn kèm theo sương mù bao phủ khiến cho độ ẩm trong không khí tăng cao. Độ ẩm không khí cao gây ra rất nhiều phiền phức cho chúng ta như: nấm mốc phát triển, sàn nhà ẩm ướt nguy hiểm khi đi lại… Thời tiết ẩm ướt, hơi nước sẽ ngưng đọng và “trú ngụ” bên trong các linh kiện laptop, máy tính. Kẻ “sát nhân” mang tên hơi ẩm này sẽ “len lỏi” vào các khe tản nhiệt gây hư hại đến các linh kiện và khiến laptop, máy tính bị chập cháy do đoản mạch.
2. Vô tình để nước mưa bắn vào bàn phím laptop, máy tính
Nếu không có việc gì cần thiết phải sử dụng đến máy tính vào thời tiết mưa gió, thì tốt nhất bạn nên để máy tính ở nhà.Không để nước rớt vào bàn phím dù chỉ là một giọt, bởi thông thường, bàn phím cấu tạo từ các lớp nilon ép lại với nhau. Trong đó có các mạch dẫn điện, chỉ cần một giọt nước ngấm vào laptop, sẽ khiến các lớp nilon này nở ra gây hở mạch, rất dễ bị chập phím, liệt phím và sẽ có thể “tiễn nàng về chầu Diêm Vương” bất cứ lúc nào. Nước mưa “luồn lách” qua cách kẽ bàn phím laptop gây hỏng các vi mạch điện tử. Đặc biệt là tính dẫn điện của nó sẽ khiến cháy nổ các ổ tụ bên trong.
3. “Kẻ sát nhân” độ ẩm “kết liễu” laptop, máy tính qua đường mạng LAN
TUYỆT ĐỐI không cắm mạng LAN khi trời mưa, đặc biệt là khi có hiện tượng sấm sét. Vì khi trời mưa, dây mang LAN sẽ “tiếp tay cho giặc”, nước mưa chảy theo dây mạng LAN vào máy tính, laptop, gây chập cháy, hỏng hóc card mạng, và sấm sét dễ truyền theo đường dây mạng gây chập IC, card mạng laptop, máy tính ngay cả khi đang không sử dụng.
4. Khi bắt buộc phải di chuyển trong thời tiết mưa bão, đừng bao giờ để laptop ngủ
Khi di chuyển trong thời tiết mưa bão, bắt buộc phải mang theo laptop, bạn nên tắt hẳn laptop (Shutdown) trước khi cất vào túi/cặp Bởi nếu bạn chưa tắt hoàn toàn chiếc laptop, vẫn để laptop trong chế độ Sleep, khi đó ổ cứng vẫn tiếp tục làm việc, ổ cứng sẽ quay với tốc độ rất lớn, và việc di chuyển trong lúc đó rất dễ gây sốc hoặc nghiêm trọng hơn là chết cơ ổ cứng. Đặc biệt, trong trường hợp gặp trời mưa, trước khi đặt laptop trong túi/cặp, tốt hơn hết chung ta nên bọc máy trong 1 túi nilon, hoặc balo chống nước, phòng trường hợp túi/cặp của bạn không đủ kín, nước vẫn ngấm vào gây rỉ mạch, chập các linh kiện như bàn phím, mainboard…gây hư hại đến laptop của bạn
5. Không nên sử dụng laptop, máy tính khi trời đang mưa bão, sấm sét
Cũng giống như các thiết bị điện tử khác, bạn không nên cắm nguồn điện vào laptop, máy tính khi không sử dụng, đặc biệt là khi trời mưa, để phòng tránh trường hợp bị sét đánh gây rò rỉ, cháy nguồn điện. Hơn nữa thường khi trời mưa bão, nguồn điện cung cấp cho laptop sẽ không ổn định, sẽ gây ảnh hưởng tới ổ cứng.
6. Cách bảo vệ laptop, máy tính thời tiết mưa bão
- Tuyệt đối không để laptop cạnh nơi dễ bị mưa tạt như cửa sổ, ban công… những nơi này sẽ “tiếp tay” cho mưa gây nguy hại đến máy tính của bạn.
- Tuyệt đối không được gắn dây mạng LAN vào trời mưa kể cả khi không sử dụng.
- Để máy tính, laptop tại nơi khô thoáng, tránh những nơi ẩm thấp tạo điều kiện cho độ ẩm “kết liễu” laptop, máy tính
- Nên trang bị túi bóng kín hoặc balo chống thấm nước để bảo vệ laptop trời mưa bão
- Tắt máy tính khi có dẫu hiệu trời mưa, sấm sét
- Những “mầm bệnh” do kẻ sát nhân độ ẩm vẫn nhởn nhơ và có thể làm hại laptop, máy tính của bạn bất cứ lúc nào. Vì vậy hãy trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết nhất để bảo vệ laptop của bạn.
Trong trường hợp xấu nhất, khi bị nước đổ vào, nên rút pin ngay ra lập tức và mang luôn đến các trung tâm sửa chữa laptop uy tín để được làm khô và sạch thiết bị. Không nên tự sấy tại nhà bằng máy sấy cá nhân, vì độ ẩm là những tay khá cứng đầu, khi chiếm trọn được vương quốc để trú ngụ trong các linh kiện máy tính, rất khó để bạn có thể tự làm khô hoàn toàn. Không những thế nếu không sấy đúng cách còn gây ô xi hóa thiết bị điện tử và hư hại lớn đến phần cứng. Vì vậy nếu máy tính bị nước vào, tốt nhất bạn nên mang tới các trung tâm sửa chữa laptop để được cấp cứu kịp thời.
Bài Viết Liên Quan
- Chu Khừ Pư: Đi học là một quyết định đúng đắn
- Laptop cũ – giúp sinh viên thoát khỏi vòng lặp nghèo đói
- Quạt điều hòa mini có an toàn với laptop?
- Được học đợt 42: 7 laptop cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số xuất sắc
- Sử dụng laptop đúng cách trong mùa nắng nóng
- Hiếu Computer: Giải pháp công nghệ toàn diện cho doanh nghiệp
- Nữ sinh Khơ Mú khó khăn giành học bổng 1 tỷ đồng
- Tại sao phải vệ sinh Macbook thường xuyên?
- Thay mainboard Macbook chính hãng Hà Đông
- Pin laptop bị phồng có nguy hiểm không?