Cách lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính

CPU là đơn vị xử lý trung tâm có nhiệm vụ xử lý các lệnh điều khiển từ chương trình vi tính và cho ra các kết quả thực thi đến các bộ phận tương ứng.

Sức mạnh và tốc độ của máy vi tính thường được đánh giá qua tốc độ của CPU. Hiện nay có rất nhiều chủng loại CPU với các công nghệ và tốc độ xử lý khác nhau đáp ứng cho mọi nhu cầu sử dụng.

MacBook thế hệ mới được trang bị 2 bộ vi xử lý
MacBook thế hệ mới được trang bị 2 bộ vi xử lý

I. Các thông số cần biết về CPU

Khi lựa chọn CPu cho máy tính, bạn cần biết về các thông số kĩ thuật để có thể lựa chọn CPU phù hợp cho máy tính của mình. Sau đây là các thông số cần biết trước khi lựa chọn CPU:
Nhà sản xuất
Hiện nay có 2 nhà sản xuất CPU lớn đó là AMD và Intel. CPU AMD có tốc độ “vọt” nhưng tỏa nhiệt nhiều, mà yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định của toàn hệ thống. Nếu vấn đề nhiệt độ được giải quyết tốt thì AMD là một lựa chọn đáng quan tâm vì nó có giá thành rẻ. CPU Intel thông dụng và được nhiều người lựa chọn do sự nổi tiếng của thương hiệu, tính ổn định cũng như sự tương thích của nó.

Chủng loại – Công nghệ
AMD và Intel đều đưa ra những công nghệ và tốc độ, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng khác nhau, có thể chia làm 4 cấp độ:

Loại cấp thấp: AMD Sempron, Intel Celeron. Dành cho các máy tính sử dụng để học, Internet, các ứng dụng văn phòng, giải trí thông thường…

Loại trung bình thấp: AMD Athlon 64, Intel Pentium 4. Dành cho các máy tính sử dụng hầu hết các chương trình ứng dụng, giải trí… với tốc độ xử lý cao hơn.

Loại trung bình cao: AMD Athlon 64 x2, AMD Athlon FX, AMD Quad-Core,… hoặc Intel Core Duo, Intel Core2 Duo, Intel Core2 Quad,… với công nghệ đa nhân (lõi) xử lý dành cho các máy tính sử dụng các chương trình chuyên nghiệp, thiết kế, xử lý đồ họa…

Loại cao cấp: AMD Athlon II, AMD Phenom II, AMD FX, AMD APU; Intel i3, i5, i7; Intel Xeon,… Thường được sử dụng trong các thiết bị chuyên dụng, các máy chủ web (Web Server) trong hệ thống mạng…

Tốc độ xử lý (Speed)
Tốc độ xử lý của CPU là tầng số xung xử lý dữ liệu, hiện nay được tính bằng Ghz (Gigahertz).
Việc lựa chọn tốc độ của CPU thường chủ yếu dựa trên nhu cầu sử dụng và giá thành, tuy nhiên một CPU loại thấp có tốc độ cao cũng không thể bằng được một CPU loại cao cấp nhưng có tốc độ thấp hơn.

Đa nhân (MultiCore) – Đa luồng (MultiThreading)
Core: Nhân, lõi của bộ xử lý. Một CPU 2 core có nghĩa là trong CPU đó có 2 bộ vi xử lý, giúp CPU có thể thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc. Các CPU đời mới ngày càng có nhiều Core hơn.
Thread: Luồng xử lý dữ liệu. Các CPU đời mới được trang bị thêm công nghệ siêu phần luồng (HyperThreading) giúp bộ vi xử lý có thể xử lý cùng lúc 2 luồng dữ liệu song song. Công nghệ này giúp tăng hiệu năng xử lý của CPU lên khoảng 20%.

CPU 4 Core 4 thread có nghĩa là CPU này có 4 bộ vi xử lý (4 nhân, 4 lõi) bên trong và có thể xử lý đồng thời 4 luồng dữ liệu. CPU 4 Core 8 Thread có nghĩa là CPU này có 4 bộ vi xử lý bên trong và mỗi bộ có thể xử lý đồng thời 2 luồng dữ liệu, tổng cộng có thể xử lý được 8 luồng dữ liệu cùng lúc. Như vậy rõ ràng là CPU 4 Core 8 Thread có hiệu năng xử lý cao hơn CPU 4 Core 4 Thread khá nhiều.

GPU (graphics processing unit)
Một số CPU đời mới được tích hợp thêm bộ xử lý đồ họa (GPU) giúp tăng hiệu năng xử lý cho các ứng dụng đồ họa, game 3D,….

Bus
Tốc độ Bus của CPU là tốc độ của xung truyền dữ liệu trong hệ thống, được tính bằng Mhz (Megahertz). Tốc độ này phải cùng tương thích với tốc độ của Mainboard.

Bộ nhớ trong (Cache)
Là bộ nhớ đệm nằm bên trong CPU, bộ nhớ đệm càng lớn thì việc tiếp nhận và lưu dữ liệu để xử lý nhiều hơn qua đó làm tăng tốc độ xử lý của CPU. Các CPU loại thấp bộ nhớ đệm thường chỉ có khoảng từ 256KB đến 512KB. Các CPU loại cao cấp hiện nay có bộ nhớ đệm từ 2MB đến 8MB (1MB=1024KB).

Chuẩn chân cắm
Được phân biệt và gọi tên theo số lượng và vị trí chân cắm của CPU, phải tương thích với đế cắm (Slot, Socket) trên Mainboard.

Phụ kiện kèm theo
CPU đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, CPU được đựng trong vĩ bằng nhựa, quạt giải nhiệt, tem Logo, sách giới thiệu, hướng dẫn, có thể kèm theo giấy chứng nhận sản phẩm chính hiệu. Một số loại CPU thuộc dạng rời (Tray) không có hộp và giấy chứng nhận được bán với giá rẻ hơn.

Bảo hành
CPU thường được bảo hành 36 tháng (3 năm) với điều kiện tem bảo hành còn giá trị và không có hiện tượng bị cháy nổ, hư hỏng chân cắm…

bovixuly2

Gợi ý cho bạn khi mua CPU
Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn CPU thích hợp với các thông số cần chú ý bên trên, sau đây là một số gợi ý:

Lựa chọn theo chi phí:
Nếu chi phí ít, CPU được chọn sẽ là loại cấp thấp rẻ tiền với các hạn chế về công nghệ, tốc độ,…
Nếu chi phí không thành vấn đề thì hãy chọn các loại CPU đắt tiền, những loại này thường có công nghệ mới nhất và tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Lựa chọn theo nhu cầu:
Nếu sử dụng trong công việc văn phòng và học thì chỉ cần chọn CPU loại cấp thấp hoặc trung bình thấp, nhà sản xuất nào, công nghệ nào,… cũng không quan trọng miễn là có thể tương thích với Mainboard.

Nếu sử dụng trong các công việc chuyên nghiệp như thiêt kế, đồ họa,… hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình máy mạnh thì nên chọn CPU loại cao cấp với các công nghệ mới nhất. Các CPU loại này có thể đáp ứng được hầu hết các chương trình đòi hỏi tốc độ xử lý cao.

Nâng cấp, thay mới Mainboard:
Khi nâng cấp hoặc thay mới CPU cần phải chú ý đến thông số cho phép của Mainboard như loại CPU, tốc độ hỗ trợ, chuẩn chân cắm,… các CPU đời mới sẽ không tương thích với các Mainboard đời cũ và ngược lại.

Mong rằng bài viết hữu ích, giúp bạn chọn được bộ vi xử lý CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng và chi phí của bạn. Tại Hiếu Computer cung cấp các loại CPU như: Intel Pentium, Intel Celeron, Intel Core i…. Liên hệ ngay 098 7799 189 để được tư vấn nhiệt tình nhé!

Thông tin liên hệ:
Địa chỉ: Số 22 ngách 43 ngõ 108 Trần Phú- Hà Đông – Hà Nội
Hotline mua hàng: 0888939396  
Hỗ trợ kỹ thuật: 0987799189

Bài Viết Liên Quan