Cách kiểm tra lỗi Ram Laptop
Với máy tính Ram đóng một vai trò hết sức quan trọng, nếu Ram bị hỏng thì máy tính của bạn sẽ không hoạt động được. Bạn gặp một vài lỗi lạ và những tập tin trong máy tính bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng? Hãy đọc bài dưới đây để biết cách kiểm tra.
RAM là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên lưu trữ tất cả dữ liệu mà máy tính dùng và làm việc trong quá trình hoạt động. RAM viết tắt của từ (Random Access Memory)
Bạn gặp một vài lỗi lạ và những tập tin trong máy tính bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng? Thông thường đó là do khi RAM (Random Access Memory) làm việc kém hiệu quả, và bây giờ là lúc để kiểm tra việc đó. Mặc dù đôi khi lỗi không phải là do RAM, nhưng bài viết này sẽ chỉ cho bạn cách dùng công cụ Windows Memory Diagnostic để quét lỗi.
Khởi động Windows Memory Diagnostic trong Windows 7
Nếu Windows 7 đang làm việc trơn tru, bạn có thể khởi động Windows Memory Diagnostic bằng cách gõ từ khoá memo hoặc memory vào trong hộp thoại Search trong menu Start. Sau đó, kích chuột vào kết quả tìm kiếm thích hợp.
Khởi động Windows Memory Diagnostic trong Windows 8 và Windows 8.1
Trong Windows 8, bạn gõ từ khoá memory vào khung Search trên màn hình Start, chọn Settings và sau đó bấm chọn kết quả tìm kiếm Diagnose your computer’s memory problems.
Trong Windows 8.1, người dùng cũng có thể truy cập vào tính năng Windows Memory Diagnostic trong Control Panel như trên Windows 7 và Windows 8. Sự khác biệt duy nhất là trong màn hình Start, bạn gõ từ khoá memory vào khung Search và sau đó bấm chọn liên kết Diagnose your computer’s memory problems, mà không cần phải lọc các kết quả tìm kiếm, như bạn làm trong Windows 8.
Kích hoạt Windows Memory Diagnostic nếu Windows không làm việc.
Nếu Windows không hoạt động và bạn không thể kích hoạt công cụ Windows Memory Diagnostic như các cách ở trên, bạn có thể sử dụng đĩa cài đặt Windows, đĩa sửa chữa hệ thống hoặc sử dụng ổ USB tích hợp công cụ phục hồi.
Với Windows 7, bạn chèn đĩa DVD vào ổ quang và khởi động lại máy tính và chọn boot từ đĩa DVD cài đặt như bình thường. Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt rồi bấm nút Next.
Sau đó kích chọn phân vùng ổ đĩa cài đặt Windows cần sửa lỗi rồi bấm nút Next.
Trong Windows 8 và Windows 8.1, không có shortcut nào để kích hoạt Windows Memory Diagnostic. Công cụ này cũng không có trong đĩa cài đặt Windows và không có trên ổ đĩa phục hồi hệ thống bạn tạo ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khởi động Windows Memory Diagnostic theo cách dưới đây.
Khi được yêu cầu chọn một tùy chọn, bạn bấm chọn liên kết Troubleshoot¸rồi bấm chọn tiếp mục Advanced options sau đó chọn Command Prompt để kích hoạt cửa sổ dòng lệnh lên.
Trong cửa sổ dòng lệnh, bạn gõ lệnh mdsched.exe và nhấn Enter.
Lập tức Windows Memory Diagnostic sẽ được kích hoạt.
Sử dụng Windows Memory Diagnostic
Đầu tiên mở Start Screen hoặc Start Menu lên và gõ “Memory” vào ô Search, hoặc bạn có thể vào Control Panel để tìm. Khi đã mở công cụ ra, bạn có hai lựa chọn, hoặc restart máy ngay để quét lỗi hoặc quét lỗi vào lần khởi động tới. Dù sao đi nữa thì khi quét lỗi bạn cũng sẽ thấy một màn hình tương tự như bên dưới.
Sau khi quá trình thử nghiệm được thực hiện, máy tính của bạn sẽ khởi động lại. Đăng nhập vào hệ thống, bạn sẽ thấy một bảng thông tin hiển thị dưới thanh tác vụ với thông báo kết quả của thử nghiệm.
Kết quả chi tiết của các bài kiểm tra được thực hiện bởi Windows Memory Diagnostic được lưu trữ trong Event Viewer. Bạn sẽ tìm thấy kết quả chi tiết này tại mục Windows Logs ->System.
Sử dụng các tùy chọn nâng cao (Advanced Diagnostic)
Như bạn thấy, trong cửa sổ Windows Memory Diagnostic xuất hiện bạn có thể nhấn F1 ở góc dưới cùng bên trái để có nhiều sự lựa chọn hơn.
Hầu hết mọi người sẽ không cần phải sử dụng đến tuỳ chọn này và Microsoft cũng khuyến cáo chỉ sử dụng các thiết lập tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu bạn là người am hiểu các vấn đề của hệ thống và muốn thay đổi một số thông số, bạn có thể bấm phím F1 khi công cụ bắt đầu.
Sự lựa chọn của bạn sẽ là:
– Test Mix: Bạn có thể lựa chọn giữa chẩn đoán Cơ bản (Basic), Tiêu chuẩn (Standard) hoặc Mở rộng (Extended). Mặc dù các mô tả là khá cơ bản nhưng tuỳ vào chế độ chuẩn đoán bạn lựa chọn mà thời gian của các bài kiểm tra sẽ nhanh hoặc chậm. Nếu bạn muốn chắc chắn không có vấn đề nào với bộ nhớ RAM, bạn có thể lựa chọn tuỳ chọn chế độ chuẩn đoán Extended, nhưng thời gian của quá trình thử nghiệm sẽ tăng đáng kể.
– Cache: Bạn có thể lựa chọn giữa Default, On hoặc Off. Nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng thiết lập mặc định và không nên thay đổi ở đây.
– Pass Count: Nhập số lần bạn muốn thử nghiệm được lặp đi lặp lại. Số lượng mặc định là 2 và là đủ tốt cho hầu hết các bài kiểm tra.
Nhấn F10 để lưu lại các thiết lập của bạn và bắt đầu thử nghiệm.
Windows Memory Diagnostic là một công cụ rất hữu ích có thể giúp bạn phát hiện ra các vấn đề của bộ nhớ RAM. Không ổn định hoặc bộ nhớ RAM bị lỗi có thể gây ra các vấn đề khác có thể làm cho hệ thống tê liệt. Việc tích hợp sẵn công cụ chẩn đoán sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và rắc rối cho người dùng khi cần thiết.
Bài Viết Liên Quan
- HP Zbook Studio 15 G5 máy trạm di động mạnh mẽ
- Các lỗi thường gặp ở Macbook Air/Pro M1 và cách khắc phục
- Lỗi thường gặp ở bàn phím cơ và cách tự khắc phục
- Những loại bàn phím phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Dell Latitude E7250 Core i5 – 5300U/ RAM 4GB/ SSD 120GB/ Màn 12.5 inch HD
- Dell Latitude E3440 – Core i3 4030U – Ram 4GB – SSD 128GB
- Ưu nhược điểm của Lenovo ThinkPad X395
- Có nên mua Lenovo Thinkpad?
- Chính sách bảo hành tại Trung tâm Hiếu Computer
- Dell Latitude E7450: Laptop doanh nhân mỏng nhẹ được yêu thích nhất